Phim đồng tính nữ của Cate Blanchett gây chú ý ở liên hoa phim Cannes

Tác phẩm “” với sự góp mặt của minh tinh Australia và phim trần trụi về họa diệt chủng của phát xít – “” – đang được xem là hai ứng viên sáng giá của danh hiệu Cành Cọ Vàng năm nay.

Trong phim Carol, vào vai một phụ nữ xinh đẹp đã có gia đình, vướng vào cuộc phiêu lưu tình ái với cô nhân viên bán hàng ngây thơ (Rooney Mara) tại một cửa hiệu ở Manhattan (New York – Mỹ) những năm 1950.

Carol là dự án mà biên kịch Phyllis Nagy mất 11 năm chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết The Price of Salt của Patricia Highsmith. Bản thân nữ văn sĩ, ở thời điểm viết xong cuốn tiểu thuyết – năm 1952, phải dùng tên giả Claire Morgan do lo ngại phản ứng dư luận về vấn đề bà nêu ra trong tác phẩm.

carol2-xlarge-1553-1432029416.jpg

Cate Blanchett vào vai người phụ nữ có gia đình nhưng ngoại tình với một người nữ khác.

Sau khi phim được trình chiếu vào tối 17/5 ở , giới chuyên môn đồng thuận: “Đạo diễn Todd Haynes đã tái hiện xuất sắc không khí New York thập niên 1950 với các cửa hiệu trang hoàng ấm áp, lộng lẫy mùa Giáng sinh, những chiếc ô tô sang trọng, quý bà choàng khăn đeo găng tay, quý ông đội mũ phớt lịch lãm với điếu xì gà. Bên cạnh đó là mối tình đồng tính đầy nhục cảm”.

Tim Grierson kết luận trên Screen Daily: “Tác phẩm thể hiện lối làm phim bản lĩnh và khiến người xem phải chiêm nghiệm về tình yêu”. Todd McCarthy của The Hollywood Reporter ca ngợi Carol là phim chuyển thể thông minh, không nặng nề. Không chỉ được coi là ứng viên tiềm năng sẽ gặt hái giải thưởng tại Cannes lần này, Carol còn được đánh giá là phiên bản nữ giới của Brokeback Mountain và là ứng cử viên nặng ký mùa Oscar năm tới.

“Đây là câu chuyện đầu tiên về đồng tính nữ có kết thúc đẹp” – Blanchett nói. Nữ diễn viên người Australia cũng thừa nhận đã đọc nhiều tiểu thuyết về người đồng tính nữ để chuẩn bị cho vai diễn của mình.

saul-4927-1432029416.jpg

Diễn viên kiêm nhà thơ Géza Röhrig vào vai tù nhân trại tập trung trong phim đầu tay.

Vài ngày trước khi Carol gây sốt với câu chuyện đồng tính đẹp, phim Son of Saul khiến công chúng Cannes “chết lặng” với câu chuyện sắc sảo, u tối cùng kiệt về thảm họa diệt chủng của phát xít.

Son of Saul lấy bối cảnh trại tập trung Auschwitz, Đức năm 1994, với nhân vật chính là một người tù Do Thái tên Saul. Sau khi phát hiện xác chết của con trai, anh đã tìm cách liên kết với những người tù khác để bí mật chôn cất con theo nghi thức tử tế. Son of Saul là tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn 38 tuổi người Hungary – László Nemes. Vai chính do nhà thơ có khuôn mặt rất “xi-nê” là Géza Röhrig đóng.

Bộ phim được đạo diễn Nemes và đồng biên kịch lấy cảm hứng từ lời kể và văn bản để lại của những tù nhân trại tập trung ở Đức trong Thế chiến II. Nổi lên trong khung cảnh u tối đầy chết chóc của khu trại tập trung là những phòng xông hơi khí ga ngột ngạt, những xác chết gầy trơ xương, những khuôn mặt méo mó mất hẳn tính người.

Gần 100% giới phê bình ở Cannes đồng thuận Son of Saul là tác phẩm xuất sắc. Jill Lawless của AP chia sẻ bộ phim mô tả chân thực một hành trình đi xuống địa ngục của con người. AP cũng khẳng định diễn xuất của Géza Röhrig không chê vào đâu được. Nhà thơ từng chia sẻ cách vào vai: “Để sống mà không phát điên trong điều kiện chết chóc như trong phim, tốt nhất là anh ta hãy không còn cảm xúc con người, hãy nghĩ mình là robot”.

The Guardian gọi phim là một cái nhìn thông minh, can đảm vào mặt đen tối của vấn đề nhạy cảm nhất của nhân loại trước nay. Tờ này so sánh phim với Schindler’s List hay The Piano – hai phim kinh điển về Thế chiến II – và khẳng định, Son of Saul không tươi sáng như hai phim trước mà trần trụi đến cùng cực, làm người xem phải vắt óc đau đầu về số phận con người ở hoàn cảnh bi thảm.

Jada Yuan của Vulture viết: “Son of Saul là một phim diệt chủng bất thường rất có thể chiến thắng Cành Cọ Vàng”.

Lu Lu

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>