Những bộ phim nói tiếng Anh lấn át tại Liên hoan phim Cannes

Khi các nhà làm phim có xu hướng chuộng tiếng Anh, giới chuyên môn nghi ngờ liệu văn hóa Anh ngữ có ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên của điện ảnh tại tiệc phim uy tín nhất thế giới.

Quá nửa trong 21 tác phẩm tranh giải Cành Cọ Vàng ở lần thứ 68 dùng tiếng Anh, dù chỉ ba phim là sản phẩm của các nền điện ảnh Anh ngữ: (Mỹ), (Mỹ) và (Australia). Nhiều đạo diễn châu Âu cũng chọn bối cảnh ở Khối liên hiệp Anh, hay sử dụng diễn viên Anh, Mỹ cho các tuyến nhân vật trong phim của mình.

abc-2973-1431919976.jpg

Cảnh trong phim “The Tale of Tales”.

Đạo diễn Hy Lạp – Yorgos Lanthimos (cha đẻ của DogtoothAlps) – trở lại Cannes năm nay với bộ đầu tiên trong sự nghiệp có tên The Lobster. Không chỉ dùng ngôn ngữ này, bộ phim lãng mạn viễn tưởng còn ghi hình ở thành phố Dublin của Ireland với dàn sao gồm Colin Farrell, Rachel Weisz, John C. Reilly.

Tài tử John C. Reilly hội ngộ cùng các diễn viên Salma Hayek, Vincent Cassel, Toby Jones trong phim Italy dùng tiếng Anh – The Tale of Tales của đạo diễn Matteo Garrone. Ngôn ngữ Italy cũng tỏ ra lép vế trong phim Youth của Paolo Sorrentino. Youth dùng hai diễn viên chính nói tiếng Anh – Michael Caine và Harvey Keitel – cũng như một phần bối cảnh phim quay tại London.

Tiếng Anh thắng thế trong phim Nauy của đạo diễn Joachim Trier (cháu họ xa của Lars Von Trier) – Louder Than Bombs, và phim Mexico của đạo diễn Michel Franco – Chronic. Ngay cả đạo diễn Pháp – Guillame Nicloux – cũng dùng tiếng Anh cho phim Valley of Love. Cả Joachim Trier, Michel Franco và Guillame Nicloux đều quay phim ở Mỹ.

Ngày càng có nhiều phim thế giới dùng tiếng Anh được gửi đến Cannes. Đến nỗi, Thiery Fremaux – giám đốc liên hoan phải lên tiếng: “Trước mỗi mùa liên hoan, chúng tôi từ chối không biết cơ man những phim ngoại nói tiếng Anh”.

d8e319c8-a342-47e1-bef6-dc7-7705-1431919

Các tài tử Anh ngữ John C. Reilly (trái) và Colin Farrell (phải) đóng vai chính trong phim Hy Lạp “The Lobster”.

Hollywood có truyền thống thu nạp các đạo diễn châu Âu nhập cư từ thế kỷ 20. Hàng loạt nhà làm phim danh tiếng châu Âu như FW Murnau, Ernst Lubitsch, Fritz Lang, Billy Wilder, Willam Wyler, Frank Capra đóng góp vinh quang sau khi đến Mỹ tỵ nạn chiến tranh thế giới thứ nhất và cũng để phát triển sự nghiệp làm phim.

Nhưng ngày nay, nhiều nhà làm phim châu Âu và các khu vực khác của thế giới chủ động dùng tiếng Anh cho phim của họ. Thậm chí, các nhà làm phim từ hai nền điện ảnh trụ cột là Pháp và Italy cũng làm phim bằng tiếng Anh. Không ít nhà làm phim đến từ những nền điện ảnh mới nổi như Mexico, Hàn Quốc, Đan Mạch, hay Brazil đi theo trào lưu và tự giảm bớt tính dân tộc trong phim của mình, sau khi họ phần nào thành danh trên thế giới. Điều này dấy lên một số dư luận rằng, liên minh Anglo-Saxon (Anh – Bắc Mỹ) sẽ làm ảnh hưởng dòng chảy tự nhiên của điện ảnh tại liên hoan phim uy tín số một – Cannes.

Jeremy Thomas, nhà sản xuất của The Last Emperor và Merry Christmas Mr Lawrence lý giải hiện tượng này: “Cơ bản là họ có ham muốn cháy bỏng làm một bộ phim bằng tiếng Anh. Đạo diễn Bernardo Bertolucci của The Last Emperor làm phim bằng tiếng Anh bởi ông ấy muốn làm việc với diễn viên Anh. Nước Anh luôn sản sinh ra những diễn viên xuất sắc, vượt trội các quốc gia khác”.

Nhà sản xuất nhận định thêm: “Các đạo diễn chuộng tiếng Anh còn bởi họ muốn có nhiều người xem hơn”.

19a4167d-8ce4-4c50-9d2a-812-3705-1431919

Đạo diễn Matteo Garrone chủ động dùng tiếng Anh để có nhiều khán giả hơn.

Chia sẻ trong buổi họp báo ra mắt phim The Tale of Tales ở Cannes tối 14/5, đạo diễn Matteo Garrone nói lý do ông dùng tiếng Anh cho bộ phim vốn dựa trên các truyện của Giambattista Basile: “Nhân loại vẫn chưa biết gì về Giambatttista Basile – nhà sưu tầm truyện cổ tích sớm nhất châu Âu. Bởi vậy tôi nghĩ đến việc làm phim bằng tiếng Anh để phim tiếp cận được nhiều khán giả nhất. Ở Italy, chúng tôi đã được đọc Basile qua bản dịch bởi ông viết bằng thổ ngữ Neapolitan thế kỷ 17. Ở một chừng mực nào đó, Basile vĩ đại tương tự Shakepeare. Tôi cho rằng phim có thể được làm bằng tiếng Anh mà không trải qua sự mất mát ngữ nghĩa đáng kể nào”.

Matteo Garrone cũng không cảm thấy mình phản bội lại căn tính của nền điện ảnh Italy. Sau thành công vang dội của Gomorrrah, nhà làm phim 46 tuổi nhận được vô số lời đề nghị béo bở làm phim tại Mỹ song từ chối hết. Lần này, ông sử dụng những diễn viên nước ngoài trong một bộ phim Italy. “ Điều quan trọng là chất lượng của bộ phim”, Garrone nhấn mạnh.

Lý giải về việc lựa chọn vào đề cử Cành Cọ Vàng hai phim Italy nói tiếng Anh của các đạo diễn Sorrentine và Garrone, giám đốc Cannes – Thiery Fremaux – nói: “Họ không làm việc đó với mục đích thỏa mãn thị hiếu khối Anglo-Saxon. Họ kể những câu chuyện của riêng họ”.

Theo Thiery Fremaux, ban giám khảo Cannes luôn công tâm theo tiêu chí tối thượng – tôn vinh phong cách cá nhân mỗi đạo diễn.

Lu Lu

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>